Đất trồng cơ bản của các loại cây cảnh

Sunny Garden - 16 tháng 9 2019

Đối với đa số các loại cây cảnh có những đặc điểm cơ bản chung mà người trồng cần chú ý trong khâu trồng và chăm sóc. Nếu bạn nắm rõ các đặc tính này sẽ giúp người trồng có những biện pháp giúp cây luôn tươi tốt, khỏe mạnh đặc biệt là đối những cây cảnh thế, cây cảnh bonsai.

Dưới đây là những đặc tính chung của cây cảnh bao gồm:

- Cây cảnh không chỉ có khả năng sinh sản hữu tính mà chúng còn có khả năng sinh sản vô tính.- Cây cảnh luôn sinh trưởng và phát triển.- Cây cảnh có tính cảm ứng và phản ứng với mọi kích thích và các biến đổi trong môi trường mà chúng sống.- Cây cảnh cũng là sinh vật nên chúng có quá trình trao đổi chất với môi trường xung quanh.- Cây cảnh có kiểu dáng, hình dạng, cấu tạo nhất định đặc trưng cho mỗi họ, loài hay giống của mình.

Đất trồng cây cảnh cần đảm bảo những yếu tốt gì?

Dựa vào các đặc tính chung của cây cảnh trong phần trên ta có thể dễ dàng nhận thấy được cây cảnh phản ứng cực mạnh với các biến đổi trong môi trường sống (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ) và quá trình trao đổi chất với môi trường (đất trồng)

Cây cảnh là cây được trồng và trưng bày cho mọi người ngắm nên thường được trồng trong một chiếc chậu rất chật và hẹp. Mọi quá trình trao đổi chất cũng chỉ diễn ra trong cái chậu nhỏ bé ấy. Nên để cây phát triển tốt thì đât trong chậu ấy phải thật sự tốt. Vậy đất như thế nào thì được tính là đất tốt?

- Mức giữ nước: Đất trồng cần có có khả năng giữ và nhả ra lượng nước đủ để vùng rễ của cây trong khoảng thời gian giữa 2 lần tưới. Hiểu đơn giản là “giữ được độ ẩm tối thiểu” giữa các lần tới cây trong ngày.

- Mức thoát nước: Nước tưới dư cần được thoát khỏi đất trồng ngay lập tức. Đất trồng thoát nước yếu làm cho: mức giữ nước cao, thiếu thoáng khí, thế là đọng nhiều muối kim loại. Vấn đề này rất nghiêm trọng nhé vì việc tưới cây quá nước có thể diễn ra thương xuyên hoặc gặp các cơn mưa lâu không tạnh là không thể tránh khỏi được việc thừa nước nhé bạn.

- Mức thông thoáng: Độ lớn của các hạt vật liệu dùng trong đất trồng bonsai cần đủ to để có những khe hở li ti (giữa những hạt đất), khe hở đó cũng chính là khoảng không cho rễ thở. Rễ mạnh khỏe là khi chúng có đủ dưỡng khí (Oxygen).

Những loại đất trồng cây cảnh tốt

Đất trồng cây cảnh hữu cơ

Đất hữu cơ có thể hiểu là đất hỗn hợp của nhiều thứ như lá khô, vỏ cây, đá nhỏ, than bùn,… để tạo thành đất trồng cây cảnh.

Đất hữu cơ thời gian đầu cũng có thể rất tôt cho cây nhưng vàng về lâu về dài lại không phải là sự lựa chọn hay vì:- Nếu là lá cây khô trong giai đoạn đầu khi tưới lá còn bóng sẽ dẫn tới tình trạng nước trôi đi không giữ được nước. Về sau khi lá mủn ra thì việc thoát nước lại khó khăn.- Còn nếu là than bùn ó tính giữ nước rất tốt nên chình vì vậy khi thời tiết không nắng thì rất dê rơi vào tình trạng mất nước còn khi thời tiết mưa dài ngày hay mưa lâu thì than bùn sẽ dơi vào cảnh thừa nước không tốt cho cây.- Với vỏ cây: Vỏ cây cũng là chất liệu giữ nước khá tốt cũng dễ dàng thoát nước. Đây có thể là chất liệu hữu cơ tốt nhất. Vỏ cây cũng sẽ mục và thối rữa nhưng quá trình mục và thối rữa rất lâu nên ta có thể yên tâm với nó.

Đất trồng cây cảnh vô cơ

Đất vô cơ: Hỗn hợp đất trồng được gọi là vô cơ khi có tỉ lệ hữu cơ rất nhỏ hoặc không có tí ti hữu cơ nào. Vô cơ là những thứ như: đá nham thạch, đất sét nung, xỉ than v.v.. Những thứ đá vô cơ này có vẻ như hơi khó kiếm, tuy nhiên, nếu bạn cứ vào hỏi ở những vườn ươm cây hay nơi bán dụng cụ, vật liệu bonsai thường sẽ có. Vài loại vô cơ như đá sạn có thể mua ở hàng vật liệu xây dựng.

- Điểm mạnh của đất vô cơ là có cấu trúc dạng hạt một thời gian dài, chứ không rã thành bột, bùn. Quả thật là rất khó xảy ra tình trạng “tưới nước quá tay” cho một bonsai trồng trong loại đất vô cơ ngon lành.

- Đất sét nung: Đất sét nung sau 1–2 năm trồng cây cũng có thể bị mềm và nhũn ra. Nên sau 1–2 năm bạn nên tiến hành cải tạo đất.

- Sử dụng đất sét nung cứng: Dùng 100% đất sét nung cứng + thêm ít đá sạn để tăng mức thoát nước (hoặc trộn thêm khoảng 10–20% vỏ cây mục) để đất trồng có thể tăng mức giữ ẩm (trong khi vẫn duy trì được khả năng thoát nước cao của đất trồng).

Hỗn hợp đất trồng Tribat

Sử dụng đất sạch Tribat để trộn với các hỗn hợp như đất phù sa (đất thịt đập nhỏ), vỏ cây, xỉ than, đất nung, xơ dừa, các loại đá.

Đất trồng Tribat được làm từ mụn xơ dừa trộn chung với đất nuôi trùn đỏ. Đất nuôi trùn đỏ là hỗn hợp đất thịt và xơ dừa được biến đổi nhờ con trùn đỏ tổng hợp chất hữu cơ có trong hỗn hợp và biến đổi xơ dừa thành “đất”. Hỗn hợp đất này được loại đem trộn với mụn xơ dừa, loại bỏ nấm và các mầm bệnh khác, bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng để biến thành một loại đất trồng Tribat không cần phân bón.

Đất Tribat được nghiên cứu tạo kết cấu hợp lý cho đất, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong đất Tribat.

Môi trường đất hoàn toàn sạch và không có sâu bệnh do đã được loại bỏ các mầm bệnh trước đó.

Đất trồng Tribat rất an toàn cho cây trồng, đảm bảo vệ sinh an toàn cho người sử dụng cũng như không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Có thể dùng như: giá thể trồng cây, hỗn hợp hữu cơ cải tạo đất hay làm phân bón hữu cơ

Cách chăm sóc cây cảnh để bàn đúng cách

Nhiều bạn cho rằng chỉ cần cung cấp phân bón các chất dinh dưỡng kích thích sự tăng trưởng của cây là xong, như vậy đã là cách chăm sóc cây cảnh tốt rồi nhưng sự thật không phải như vậy. Không loại phân bón, chất dinh dưỡng nào tốt bằng việc quan sát và theo dõi cây hàng ngày. Cây Xinh khuyên các bạn nên thường xuyên theo dõi cây của mình để có thể biết được tình trạng thực sự của cây, từ đó có các biện pháp chăm sóc, giải quyết đúng cách.

Vì vậy nếu khi nhận thấy cây có biểu hiện yếu đi cần phải:

Kịp thời có biện pháp chăm sóc: tùy vào tình trạng bệnh cây bị là gì để thay nước, thay đất, phun thuốc trừ sâu hay cắt tỉa,… loại bỏ lá vàng héo, tùy theo việc bạn trồng cây cảnh để bàn bằng đất hay nước để có được cách xử lý với đất và nước của cây.

Không để ánh nắng gay gắt chiếu vào cây: vì lúc này sự đề kháng và quang hợp của cây sẽ không được như lúc chưa bị bệnh, nên cần tránh nguồn sáng quá nóng.

Để cây ở nơi mát mẻ, thoáng khí, tránh gió mạnh: giúp cho cây lấy lại sự xanh tươi và sức đề kháng trước mầm bệnh đang tấn công.

Sưu Tầm